Trong mọi ngành nghề đều có một tỷ lệ rủi ro nhất định phát sinh trong quá trình thực hiện. Ngành xây dựng cũng không ngoại lệ. Các rủi ro trong thi công xây dựng có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình và chi phí thực hiện. Do đó, nếu đơn vị thi công có thể đánh giá, xem xét các rủi ro có thể xảy ra thì có thể hạn chế các tác động của các sự kiện không báo trước.
Đánh giá, dự đoán ảnh hưởng của rủi ro trước khi thi công là điều rất cần thiết
Dự án xây dựng có thể là xây mới, mở rộng, cải tạo nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới các rủi ro trong thi công xây dựng và gợi ý các biện pháp xử lý hiệu quả.
Những yếu tố phát sinh rủi ro trong thi công xây dựng
Thi công xây dựng chính là căn cứ vào những nhiệm vụ trong dự án. Những bản vẽ, quy định tại hồ sơ thiết kế và những điều khoản trong hợp đồng nhằm tiến hành tổ chức nhân lực, vật lực để thực hiện công trình. Giai đoạn thi công chiếm một khoảng thời gian rất dài nên dễ phát sinh những rủi ro đến từ các yếu tố bên ngoài và cả vấn đề tổ chức nguồn lực thi công xây dựng.
Các rủi ro xảy ra do các yếu tố tác động từ bên ngoài
Rủi ro do môi trường, khí hậu: điều kiện thi công xây dựng chủ yếu là môi trường ngoài trời nên các yếu tố thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và chi phí thi công. Đặc biệt là điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tại nước ta, các dự án dễ bị ngưng trệ khi tiến hành vào mùa mưa.
Rủi ro đến từ biến động thị trường: Biến động thị trường sẽ tác động rất lớn đến vấn đề tài chính và tiến độ thi công. Bởi vì ngành xây dựng có quan hệ trực tiếp với rất nhiều ngành dịch vụ khác trên thị trường và chiếm tỷ trọng lớn trong phân bổ ngân sách vốn đầu tư của nền kinh tế. Những biến động có thể xảy ra là biến động về giá cả nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn…
Các rủi ro như thời tiết, biến động thị trường là không thể tránh khỏi
Các rủi ro trong thi công xây dựng do nguyên nhân kỹ thuật
Rủi ro khi đầu tư máy móc, thiết bị: ngành xây dựng luôn có khối lượng công việc lớn và yêu cầu kỹ thuật khắt khe nên việc đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị sẽ giúp giảm thiểu được sự nặng nhọc cho nhân công, nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình được đảm bảo tốt nhất.
Khả năng thu hồi vốn thấp: nếu máy móc được sử dụng nhiều (trúng thầu nhiều) thì đầu tư hoàn toàn xứng đáng. Nhưng nếu tần suất sử dụng thấp thì rất khó thu hồi vốn đầu tư.
Hao mòn theo thời gian: đây là vấn đề của tất cả các loại máy móc, thiết bị. Điều kiện thời tiết và sử dụng không đúng cách cũng khiến cho máy móc dễ bị hao mòn, hư hỏng.
Thiết bị không có sự đồng bộ: chủ đầu tư nếu không có kinh nghiệm đầu tư trang thiết bị thì dễ mua phải những máy móc không đồng bộ, làm chậm quá trình thi công, gây ứ đọng vốn đầu tư.
Rủi ro khi sử dụng máy móc, thiết bị: có rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Chủ yếu liên quan đến trình độ của người sử dụng, gây ra những tác hại lớn như tai nạn lao động, hư hỏng máy móc, chất lượng thi công không đảm bảo. Vậy nên, người sử dụng phải được đào tạo các thao tác thực hiện một cách thành thạo và phải có ý thức khi sử dụng, bảo quản khi không sử dụng đến.
Rủi ro về máy móc, thiết bị nên được kiểm soát tốt khi thi công
Các rủi ro trong khâu thủ tục hành chính, nghiệm thu, bàn giao
Rủi ro trong quá trình giám sát, nghiệm thu, bàn giao: các rủi ro trong thi công xây dựng đến từ các nguyên nhân chủ quan như: người giám sát kiểm tra không thực hiện theo quy chế, có sự tiêu cực giữa giám sát thi công của chủ đầu tư, cũng như điều hành thi công của nhà thầu.
Rủi ro khi xử lý các thủ tục hành chính, pháp lý: rào cản về thủ tục hành chính vẫn luôn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng và tiến độ hoàn thành của dự án. Một số rủi ro có thể xảy ra như: thay đổi chính sách thuế làm thay đổi các khoản thu nhập, thay đổi hạn ngạch, thuế quan, thay đổi các quy định về mức lương tối thiểu hay chế độ làm việc. Ngoài ra, còn một số rủi ro khác như chính phủ áp dụng biện pháp lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát, hay quy định về kiểm soát chất thải, bảo vệ môi trường…
Biện pháp giúp đánh giá tình trạng và quản lý rủi ro hiệu quả
Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, các rủi ro như trên hoàn toàn có thể xử lý nếu bạn áp dụng hệ thống quản lý các rủi ro trong thi công xây dựng. Biện pháp để bạn quản lý rủi ro cho các dự án như sau:
1. Nhận dạng rủi ro do môi trường và vấn đề dự án dựa trên thực tế:
Mỗi giai đoạn triển khai dự án sẽ có những rủi ro khác nhau. Do đó, đơn vị thực hiện cần thường xuyên nhận dạng rủi ro cần xử lý, cập nhật lại để nắm bắt tình hình, đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị dự án cần nhận dạng một cách đầy đủ, chi tiết, nhất là các rủi ro liên quan đến chi phí, thời gian thực hiện.
Còn trong giai đoạn vận hành, rủi ro diễn ra phức tạp hơn, có thể từ môi trường tự nhiên, thị trường xây dựng hay việc tổ chức, quản lý sản xuất, duy trì hoạt động quản lý dự án… Công cụ nhận dạng các rủi ro trong thi công xây dựng cũng rất đa dạng, phải kết hợp nhiều phương pháp như phân tích, thống kê kinh nghiệm, dự báo, lấy ý kiến chuyên gia… từ đó phát hiện được nguồn gốc phát sinh rủi ro, phạm vi ảnh hưởng để xử lý.
2. Thực hiện đo lường, đánh giá tác động của rủi ro tới khả năng thành công của dự án:
Sau khi đã thực hiện phân tích rủi ro như trên, bạn phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính của dự án. Hiệu quả này được xác định trên cơ sở các chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vận hành, khai thác dự án, thu thập của dự án. Bởi vì rủi ro sẽ tác động trực tiếp đến các yếu tố này.
Để đo lường được tác động của rủi ro tới dự án, bạn cần kết hợp các phương pháp định tính và định lượng phù hợp:
Phương pháp định tính có thể thực hiện dựa trên lý thuyết về xác suất thống kê, tổ hợp, các chương trình phần mềm ứng dụng…
Phương pháp định lượng thì được thực hiện dựa trên điều kiện cụ thể của dự án, dữ liệu thống kê với các phương pháp như: phân tích kịch bản để xác định giá trị dự kiến, phân tích độ nhạy có tính xác suất, phân tích mô phỏng… để đánh giá được hiểu quả của dự án trong điều kiện có rủi ro.
Thực hiện đo lường, đánh giá tác động của rủi ro tới dự án
3. Tiến hành các hoạt động kiểm soát, hạn chế tác động của rủi ro:
Việc này cần có kế hoạch thực hiện rõ ràng, kiểm soát các rủi ro trong thi công xây dựng. Việc này nên được thực hiện đồng thời với nhiều biện pháp chủ động dự phòng các nguồn lực bất hợp lý để ứng phó với rủi ro kịp thời.
Một số biện pháp được áp dụng hiệu quả trong các dự án. Chẳng hạn như: biện pháp trong hợp đồng kinh tế, bảo hiểm, xây dựng hệ thống quản lý tiêu chuẩn, đa dạng hóa theo dịch vụ, hệ thống cảnh bảo sớm rủi ro… Các biện pháp này có vai trò rất quan trọng để dự trù cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với dự án.
Một số lưu ý cho chủ đầu tư để kiểm soát và quản lý các rủi ro trong thi công xây dựng một cách hiệu quả:
Thi công phải đúng thiết kế, bản vẽ
Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng
Thực hiện nghiêm túc các quy định về kỹ thuật
Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý xây dựng
Cần có biện pháp kịp thời để kiểm soát các rủi ro trong thi công xây dựng
Từ những điều trên, có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro nhưng không phải là không có cách xử lý. Thông thường những dự án có nhiều đơn vị đảm nhận thực hiện các hạng mục riêng sẽ khó khăn hơn trong việc quản lý rủi ro. Chính vì thế, bạn nên chọn các đơn vị có dịch vụ toàn diện từ thiết kế kiến trúc đến thi công xây dựng, thiết kế nội thất để đảm bảo chất lượng công trình một cách tốt nhất.
Với 8 năm kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án lớn như biệt thự, khách sạn, tòa nhà văn phòng, nhà phố, Thước Tầm Group là đơn vị mà bạn nên tin tưởng lựa chọn khi thực hiện các công trình kiến trúc đẳng cấp và giải quyết các rủi ro trong thi công xây dựng mà bạn đang lo ngại.
Notice: Trying to access array offset on value of type null in /var/www/html/thuoctam.vn/wp-content/themes/betheme/includes/content-single.php on line 294