Làm thế nào để tiết kiệm chi phí thi công xây nhà mà đảm bảo nhà vẫn đẹp như mong muốn?
Đối với đa số người quan tâm đến câu hỏi này thì việc xây dựng một ngôi nhà chỉ diễn ra một, hai lần trong đời. Xây nhà và phát sinh trong xây dựng là việc xảy ra hầu như mọi công trình. Vậy làm sao để chi phí phát sinh là thấp nhất và có thể bằng không? Với kinh nghiệm xây dựng, cung cấp giải pháp tổng thể nhiều công trình Thước Tầm xin chia sẻ 5 bước để xây dựng một ngôi nhà đẹp, tiết kiệm chi phí thi công nhiều nhất.
Thông qua bạn bè, gia đình giới thiệu, hay qua các kênh truyền thông. Việc chọn nhà thầu thiết kế thi công là việc rất quan trọng nó quyết định vấn đề thẩm mỹ, công năng sử dụng, chi phí… Nên tìm hiểu thật kỹ về nhà thầu sẽ xây tổ ấm cho gia đình bạn, một số vấn đề các bạn nên quan tâm:
Sau khi chọn được nhà thầu ưng ý bước tiếp theo sẽ là lên tạm tính chi phí toàn bộ nhà.
Tại sao không phải là thiết kế, ký hợp đồng thiết kế mà phải là lên bảng tạm tính chi phí? Khi thực hiện bước này xong chắc chắn bạn sẽ biết được bạn sẽ phải dự trù chi bao nhiêu tiền cho ngôi nhà của mình. Chủ yếu là để bạn cân đối tài chính của mình. Nếu quá nhiều tiền thì chúng ta có thể giảm quy mô, diện tích, hoặc thay đổi thiết bị hoàn thiện giá thành phù hợp nhất.
Các loại chi phí bao gồm:
Lưu ý: Để tạm tính được chi phí bạn nên trao đổi thông tin cụ thể với Kiến Trúc Sư các vấn đề sau:
+ Quy mô dự định xây: Số phòng, số tầng, chiều dài, chiều rộng…
+ Trang thiết bị hoàn thiện và nội thất dự định sử dụng: thiết bị vệ sinh loại gì? thiết bị chiếu sáng của ai? hay đồ nội thất dự định là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp… (cái này kiến trúc sư có thể tư vấn thêm cho bạn).
+ Số tiền dự định đầu tư cho tổ ấm của mình là bao nhiêu?
Hồ sơ thiết kế bao gồm những gì? Thông thường hồ sơ thiết kế được chia 2 phần: Kiến trúc và nội thất.
+ Hồ sơ kiến trúc gồm 4 phần chính: Kiến Trúc, Điện, Nước, Kết Cấu. Ngoài ra còn có bản vẽ Camera, điện nhẹ, điện lạnh, báo trộm, báo cháy… Nếu chủ đầu tư có yêu cầu.
+ Hồ sơ nội thất gồm: 3D nội thất, bản vẽ 2D chi tiết kỹ thuật thi công đồ gỗ nội thất, trang trí tường, vách…
Sau khi có đầy đủ bộ hồ sơ thiết kế cho căn nhà bạn nên yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế lập 1 bảng dự toán hoàn chỉnh dựa trên thiết kế mà bạn vừa làm xong.
Trong quá trình thiết kế chúng ta nên suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng từng chi tiết nhỏ nhất để tránh tình trạng sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công sẽ phát sinh chi phí và ảnh hưởng tiến độ công trình.
Chúng ta không nên tiết kiệm chi phí thiết kế, hồ sơ thiết kế vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho công trình, công năng sử dụng hợp lý và là cơ sở tính toán chi phí đầu tư, giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình.
Vì sao chúng ta không chọn luôn đơn vị nhà thầu ta đã chọn bước 1 mà phải mời thầu? Để đảm báo dự toán đơn vị thiết kế đã lập không quá cao, không quá thấp chúng ta nên dùng hồ sơ thiết kế mời thêm tối thiểu 2 nhà thầu nữa báo giá. Sau đó ta mới chọn đơn vị nhà thầu phù hợp.
Lưu ý: Nên ưu tiên đơn vị nhà thầu đã chọn bước 1 vì đơn vị này đã tư vấn thiết kế, chắc chắn thi công sẽ dễ dàng hơn.
Sau khi thực hiện 5 bước này đảm bảo bạn sẽ có một ngôi nhà 99% vừa ý về yếu tố thẩm mỹ, công năng và yên tâm về yếu tố kết cấu, kỹ thuật. Quan trọng hơn hết bạn vừa xây một ngôi nhà với chí phí hợp lý nhất, tiết kiệm chi phí thi công đáng kể.
Chất lượng luôn đi đôi với giá thành sản phẩm. Không phát sinh chi phí do chỉnh sửa làm đi làm lại nhiều lần, tiết kiệm chi phí thi công, thời gian chủ đầu tư giám sát công trình đã là tiết kiệm chi phí.
KTS. Nguyễn Viết Khim