Từ trước đến nay, nhà phố có tầng lửng là một giải pháp hiệu quả về diện tích và đảm bảo sự tiện nghi cho căn nhà nhỏ. Chúng ta chỉ thường thấy tầng lửng trong những căn nhà cấp 4 hoặc các dãy nhà trọ, các căn nhà cho thuê để kinh doanh. Thế nhưng, chính sự tiện lợi của thiết kế tầng lửng mà nhiều ngôi nhà 1, 2 tầng hiện nay cũng được xây thêm tầng lửng để làm phòng ngủ, phòng khách hoặc phòng thờ.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn có nên xây nhà phố có tầng lửng hay không thì hãy tham khảo những gợi ý từ chúng tôi!
Thiết kế nhà phố có gác lửng không mới nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng thay vì xây một tầng trọn vẹn. Tầng lửng không chỉ là điểm nhấn của ngôi nhà mà còn là cách ăn gian diện tích vô cùng hiệu quả. Chưa kể đến nhiều khu vực còn có quy định không được xây dựng số tầng theo mong muốn của gia chủ. Đây là giải pháp tốt nhất để mở rộng không gian sống mà không vi phạm trong xây dựng.
Cũng có nhiều người xây nhà phố có tầng lửng chỉ vì sở thích. Tầng lửng thường lùi vào trong nên không gian chính có chiều cao thoải mái, thoáng mát và trang trí cũng dễ dàng hơn. Tùy vào diện tích căn nhà, nếu diện tích đủ rộng. Tầng lửng phía trước có thể làm phòng khách, còn nếu tầng lửng phía sau thì làm gian bếp, phòng ăn.
Theo quy định của Luật xây dựng. Tầng lửng chỉ được xây bằng 80% diện tích các tầng khác. Phần lỗ thông gió còn lại chiếm 20% diện tích sàn. Quy định độ cao tầng trệt phải trên 5m và không quá 5,8m. Còn độ cao của gác lửng là 2,5 – 2,8m.
Với nhà mới, tầng lửng có thể thiết kế đúc. Còn nhà cũ muốn chèn thêm tầng lửng thì có thể dùng sàn đúc giả hoặc làm bằng các tấm xi măng công nghiệp. Cầu thang từ tầng trệt lên tầng lửng nên nhỏ gọn, ít bậc và ốp sát tường.
Chú ý thêm, tầng lửng là điểm giao nhau của tầng trệt với lầu nên cách bày trí phải hài hòa với toàn bộ không gian. Các vách ngăn lan can nên sử dụng vật liệu thanh mảnh như kính cường lực, hệ lam bằng sắc, gỗ…
Ưu điểm lớn nhất của tầng lửng chính là khắc phục hạn chế do quỹ đất đai hạn chế và tiết kiệm được chi phí xây dựng thường. Ngoài ra còn sở hữu nhiều ưu điểm khác giúp cuộc sống của bạn trở nên tiện nghi hơn:
Bên cạnh ưu điểm, thiết kế nhà phố có tầng lửng còn tồn đọng những hạn chế nhất định. Đó là lý do nhiều người vẫn băn khoăn có nên xây nhà phố có tầng lửng hay không. Khi biết được nhược điểm, bạn sẽ biết cách khắc phục tốt hơn.
Đầu tiên, chắc chắn nhà phố sẽ bị hạn chế về chiều cao của tầng lửng. Không thể làm những mẫu trần cầu kỳ hay trần thạch cao vì cảm giác chiều cao bị giảm đi. Hơn nữa, tầng lửng khi trang trí các loại đèn thả, đèn chùm cũng gây bất tiện.
Không gian tầng lửng thông thường sẽ có độ ẩm và nhiệt độ lớn hơn so với tầng trệt. Vì vậy, nếu các thành viên gia đình sử dụng tầng lửng thường xuyên thì nên thiết kế thêm trần chống nóng. Đồng thời chống ẩm để không bị khó chịu vào mùa hè oi bức.
Tầng lửng không chỉ có một kiểu duy nhất. Bạn cần chọn kiểu tầng lửng phù hợp với kiến trúc nhà của mình nhất. Có 3 kiểu tầng lửng:
Toàn bộ không gian gác xếp được đưa lên phía trước. Kiểu này sẽ thích hợp nếu bạn trang trí lan can đẹp mắt, hoành tráng.
Kiểu tầng lửng phổ biến nhất hiện nay. Thiết kế này tạo không gian rộng rãi, đẹp mắt cho phòng khách gia đình.
Đây là kiểu thiết kế mang lại cảm giác mới mẻ, lạ mắt. Tuy nhiên phải có không gian rộng mới xây dựng được kiểu tầng lửng này.
Xem thêm: Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố
Ngoài kiểu nhà cấp 4 hay nhà 1 tầng có gác lửng đã quá quen thuộc. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 mẫu nhà phố có gác lửng khác cũng tiện nghi không kém.
Tầng 1 của ngôi nhà là không gian phòng khách và phòng bếp. Ở giữa là cầu thang dẫn lên tầng lửng. Vì nhà có 4 tầng nên tầng lửng này được dùng làm phòng thờ hoặc phòng cho người già để hạn chế lên xuống nhiều. Còn 3 tầng trên là các phòng ngủ và phòng làm việc, đọc sách. Kiểu nhà này thường có khoảng trống thông giữa các tầng (giếng trời) để thông thoáng và đón ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Với trường hợp nhà phố không có sân vườn. Nhà phố 3 tầng thường sử dụng tầng 1 làm nơi để xe ô tô gia đình. Rồi đến cầu thang và phòng bếp. Cầu thang dẫn lên tầng lửng, khi này tầng lửng được sử dụng làm phòng khách – không gian sinh hoạt chính. Tầng 2 và tầng 3 dùng làm nơi nghỉ ngơi của gia đình với nhiều phòng ngủ. Nhờ vậy có thể thiết kế thêm ban công để lấy ánh sáng và lưu thông không khí.
Mẫu nhà phố này thường dùng làm cửa hàng kinh doanh nhỏ của gia đình. Tầng 1 khi này sẽ là tầng trưng bày sản phẩm. Phía sau là phòng bếp được ngăn cách bởi cầu thang. Cầu thang dẫn lên gác lửng là nơi được dùng làm kho chứa hàng. Nhìn từ tầng lửng có thể quan sát được phía dưới. Nhờ vậy, thuận tiện để theo dõi cửa hàng. Tiếp đến tầng 2 là khu vực phòng khách và phòng ngủ. Tầng tum trên cùng có thể làm sân thượng hoặc phòng chứa đồ.
Với những kiểu thiết kế nhà phố có tầng lừng vừa đẹp vừa sở hữu nhiều tiện ích như vậy. Chắc hẳn ai cũng muốn mang thiết kế này vào ngôi nhà của mình. Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà mới thì hãy liên hệ với Thước Tầm Group để được tư vấn thiết kế và thi công hoàn thiện trong thời gian sớm nhất!
Nguồn ảnh: Sưu tầm