Từ thời kỳ La Mã, người ta đã biết thiết kế thi công các Theame La Mã (Nhà tắm La Mã) làm nơi thư giãn phục vụ cho cộng đồng, các công trình kiến trúc khi được hình thành đã mang màu sắc bản địa, văn hóa địa phương. Cũng có thể xem đây là nền tảng cho các công trình thiết kế thi công resort ra đời nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của con người.
Thiết kế thi công resort cũng phải biến đổi để phù hợp với thời đại. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, lấy lại tinh thần, các khu nghỉ dưỡng còn “đánh” mạnh vào các hoạt động tham quan, vui chơi, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, sự kiện. Vì vậy, du khách tìm đến resort còn mong muốn được thỏa chí tò mò khám phá nét bản địa đặc sắc tại địa phương.
Nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu các nền văn hóa khách nhau của du khách đòi hỏi người kiến trúc sư thiết kế thi công resort phải am hiểu, nắm vững văn hóa địa phương, có một lượng kiến thức nhất định về điều kiện tự nhiên, địa lý nơi sẽ thiết kế thi công resort. Khai thác tốt các đặc trưng văn hóa bản địa sẽ tạo ra được sự độc đáo cho các công trình kiến trúc du lịch nghỉ dưỡng.
Chẳng hạn khu nghỉ dưỡng Little Kulala, sa mạc Nami, Namibia nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương có sa mạc Namib rộng lớn và các kiến trúc sư thiết kế thi công resort đã mạnh dạn thiết kế các hạng mục mang màu sắc bản địa đậm chất sa mạc.
Khu resort Enchantment, bang Arizona, Hoa Kỳ lại mang “hơi thở” của miền Tây Nam nước Mỹ. Giữ lại bản sắc bản địa nhưng kiến trúc sư lại khéo léo chấm phá thêm những đường nét hiện đại, tinh tế.
Các khu resort ở các nước dọc bờ biển Địa Trung Hải lại có nét riêng trong kiến trúc như có sân trong, mái vòm, cửa sổ rộng với không gian rộng thoáng. Yếu tố bản địa được khai thác triệt để trong thiết kế thi công.
Khu vực Châu Á, sự đa dạng trong văn hóa được áp dụng trong các công trình kiến trúc, có sự kết Đông – Tây nhưng vẫn giữ bản sắc riêng của canh tác nông nghiệp, lúa nước, cảnh quan đồng quê…
Việc thể hiện được bản sắc văn hóa trong kiến trúc công trình du lịch nghỉ dưỡng đòi hỏi phải được nghiên cứu, thẩm thấu để truyền tải được những nội dung của tinh thần và hình thức của văn hóa bản địa vào công trình kiến trúc. Và qua công trình kiến trúc lại lan tỏa được những không gian, hình ảnh của văn hóa bản địa tới xã hội“ (Hoàng Đạo Kính – Văn hóa kiến trúc).
Nguồn ảnh: Sưu tầm & Thước Tầm Group